Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là sao? Nguy hiểm không?

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện thường bị người bệnh coi nhẹ, chủ quan và không có phương án điều trị kịp thời. Lâu dần, hiện tượng này có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý phức tạp, khó điều trị như trĩ nội, viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn,… khiến đời sống tinh thần và sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn đáng kể.

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng phổ biến, không được nhiều người xem trọng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý phức tạp.

I. 7 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu hoặc đỏ rát tại hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tình trạng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
7 Bệnh lý phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Nguyên nhân

Giải thích chi tiết

Bệnh trĩ  – Khi bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại, các tĩnh mạch búi trĩ tại vùng hậu môn sẽ bị phình to. Đồng thời, trong quá trình đại tiện, phân và búi trĩ sẽ ma sát trực tiếp với nhau, gây khó chịu và ngứa.
Viêm hậu môn  – Viêm hoặc nhiễm khuẩn tại hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng rát và ngứa.
Táo bón  – Con người thường có xu hướng dùng lực ép phân ra ngoài khi phân khô, khó đi tiêu. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khu vực hậu môn và gây ra ngứa
Vệ sinh không đúng cách  – Việc sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng hoặc chất tẩy rửa không phù hợp có thể khiến vùng da tại hậu môn bị kích ứng, ngứa, mẩn đỏ,…

Ngoài ra, cảm giác bị ngứa sau khi đi đại tiện cũng có thể được hình thành do thói quen không vệ sinh hậu môn sạch sẽ hoặc chà xát quá mạnh.

Bệnh nội tiết  – Tiểu đường, rối loạn tuyến giáp và một số bệnh nội tiết khác có thể khiến da bị khô, dễ bị kích ứng; từ đó dẫn đến triệu chứng ngứa hậu môn.
Eczema, chàm  – Tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh cũng có thể bị gây nên bởi bệnh eczema và bệnh chàm do các cơ quan dưới niêm mạc bị rối loạn, làm tăng tiết bã nhờn.
Giun kim  – Sau khi đi đại tiện (nhất là ban đêm), giun kim sẽ bò ra để đẻ trứng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hậu môn dữ dội.

Chú ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vì thế, để có được phác đồ điều trị đúng và hiệu quả, người bệnh cần xác định rõ căn nguyên gây bệnh bằng cách chẩn đoán tại các cơ sở y khoa uy tín.

||Xem thêm: Ngứa hậu môn khám ở đâu? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín, đáng tin cậy

II. Chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn sau đi đại tiện

2.1 Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác căn nguyên gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện, người bệnh cần thực hiện theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Tự kiểm tra và quan sát triệu chứng tại nhà: Nhằm giúp bác sĩ có góc nhìn trực quan, đưa ra phác đồ điều trị chính xác hơn, người bệnh nên ghi chép lại các triệu chứng nếu có (nứt, chảy mủ, sưng, ngứa, nổi mẩn hoặc phồng rộp hậu môn), theo dõi tần suất và cường độ của các triệu chứng này.
  • Bước 2: Thăm khám & chẩn đoán từ bác sĩ: Ban đầu, bác sĩ sẽ lắng nghe mô tả chi tiết về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, khám sức khỏe tổng thể và đưa ra những câu hỏi cần thiết (triệu chứng, tần suất xuất hiện, tiền sử bệnh,…). Tiếp đó, một số phương pháp có thể được thực hiện bao gồm: xét nghiệm phân, siêu âm hậu môn hoặc nội soi hậu môn.

2.2 Điều trị

Để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau:

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Uống đủ nước, tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ và các thực phẩm giúp nhuận tràng có thể giúp hậu môn hạn chế kích ứng hoặc tác động tiêu cực khác.
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ giúp hậu môn giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
  • Thay đổi thói quen vệ sinh: Việc sử dụng giấy/khăn hoặc hóa chất để tẩy rửa không phù hợp có thể khiến hậu môn bị ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, hãy sử dụng các loại giấy/khăn hoặc hóa chất được làm từ thành phần tự nhiên dịu nhẹ, hạn chế chà sát quá mạnh cũng như rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh hậu môn.
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị, giảm ngứa chuyên dụng như: Hydrocortisone cream, Calamine lotion, Loratadine,…. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

||Xem thêm: Ngứa hậu môn bôi thuốc gì? TOP 4 loại thuốc hiệu quả

III. Cách ngăn ngừa chứng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh, nhất là khi đi đại tiện có thể gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn duy trì vệ sinh vùng hậu môn: Hãy rửa sạch hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện và tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa hóa chất.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn đủ chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày có vai trò to lớn trong việc giữ hệ tiêu hóa luôn êm đẹp, giảm nguy cơ táo bón/tiêu chảy gây tổn thương và ngứa hậu môn.
  • Chăm sóc vùng da hậu môn: Các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, làm dịu và cấp ẩm cho da như CotriPro Gel sẽ giúp vùng da xung quanh hậu môn luôn ẩm mượt, không bị khô hay nứt nẻ; từ đó hạn chế tối đa hiện tượng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện.
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính như CotriPro Gel để chăm sóc vùng da hậu môn
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích: Các loại xà phòng, kem hoặc nước rửa chứa hóa chất (có thể gây kích ứng) là những sản phẩm bạn không nên sử dụng trong thời gian bị ngứa hậu môn hoặc nên hạn chế nếu không muốn tình trạng ngứa hậu môn trở thành nỗi ám ảnh.
  • Duy trì vận động: Các nhà khoa học đã chứng minh stress và ngứa hậu môn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, khi càng bị stress, các triệu chứng sẽ càng trở nên khó chịu hơn, nhất là sau khi đi đại tiện. Vì vậy, hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, yoga hoặc các bài tập thư giãn khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến vùng hậu môn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và các tác động tiêu cực nếu không được xử lý kịp thời. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lắng nghe bản thân, chăm sóc cơ thể, đồng thời thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và giải pháp cải thiện an toàn, lành tính, vui lòng liên hệ 1800 6293 ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí trong giờ hành chính!

||Tham khảo bài viết khác:



source https://cotripro.vn/ngua-hau-mon-sau-khi-di-dai-tien-26674/

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2023

Bệnh trĩ sau sinh: Sau sinh bị trĩ phải làm sao? cách điều trị

Sau sinh, sản phụ rất dễ bị trĩ với nhiều lý do. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý sản phụ. Vậy Trĩ sau sinh phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu 3 cách giảm triệu chứng và đối phó với tình trạng này trong bài viết sau!

I. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh

Để giải đáp thắc mắc “sau sinh bị trĩ phải làm sao”, trước tiên, bạn cần nắm được dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, khi bị trĩ sau sinh, sản phụ thường xuất hiện các dấu hiệu như: đi đại tiện thấy máu, sa búi trĩ, ngứa hậu môn, xuất hiện khối sưng đau ở hậu môn, chảy dịch nhầy tại cửa hậu môn, viêm trực tràng, viêm da hậu môn,…

Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị trĩ chủ yếu do:

  • Bị trĩ nhẹ trước hoặc trong lúc mang thai: Phần lớn phụ nữ đã bị trĩ mức độ nhẹ trước hoặc trong lúc mang thai, sau khi sinh con do không chú ý giữ gìn sức khỏe nên bệnh biến chuyển nặng hơn.
  • Thai nhi chèn ép lên vùng trực tràng – hậu môn: Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có khả năng cao đã chèn ép lên vùng trực tràng hậu môn và cản trở đường về của các tĩnh mạch, làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng và phát triển thành bệnh trĩ.
bệnh trĩ sau sinh
Sự phát triển của thai nhi có thể khiến mẹ bầu bị trĩ
  • Táo bón: Trong thời gian mang thai và sau sinh, mẹ bầu có xu hướng ngồi hoặc nằm nhiều khiến phân lưu lại ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước khiến phân khô và gây táo bón. Mặt khác, chế độ ăn không phù hợp (ăn ít rau, uống không đủ nước, bổ sung nhiều canxi) cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hoặc sản phụ thường bị táo bón sau sinh – yếu tố chính dẫn đến bệnh trĩ.
  • Rặn trong quá trình sinh nở: Phụ nữ trong quá trình chuyển dạ thường cần thực hiện việc rặn đẻ. Nếu không làm đúng cách, điều này sẽ vô tình làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là vùng tiêu khung khiến búi trĩ dễ hình thành và sa ra ngoài.

Lưu ý, trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ thường bị trĩ sau sinh và có thể còn nhiều nguyên nhân khác chưa được liệt kê. Do đó, để biết được căn nguyên vấn đề của mình, các chị em cần chủ động thăm khám để được tư vấn sau sinh bị trĩ phải làm sao cho đúng và hiệu quả.

||Xem thêm: Phụ nữ sau sinh đi cầu ra máu có sao không? Cách điều trị

II. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh

Tùy theo mức độ mà dấu hiệu  bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh ở mỗi người khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm các triệu chứng thường gặp như:

  • Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ. Máu thường có màu đỏ tươi, xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc trong phân.
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ là các khối u mềm, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy ở xung quanh hậu môn. Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa hoặc khó chịu.
  • Ngứa hậu môn: Ngứa hậu môn là một triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ, đặc biệt là khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
  • Sưng đau hậu môn: Búi trĩ có thể bị viêm hoặc sưng, gây đau đớn cho người bệnh.
  • Nứt kẽ hậu môn: Nứt rát kẽ hậu môn có thể xảy ra do đi đại tiện khó khăn, khiến phân cọ xát vào niêm mạc hậu môn.

Ngoài ra, một số phụ nữ sau sinh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Tiết dịch nhầy ở cửa hậu môn.
  • Xuất hiện các cục u nhạy cảm gần hậu môn.
  • Viêm da quanh hậu môn.
  • Viêm trực tràng.
  • Mệt mỏi, suy nhược do mất máu.

||Bạn có biết: Nứt kẽ hậu môn sau sinh ở phụ nữ phải làm sao? Cách chữa

III. Bị bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?

Trong hầu hết trường hợp, bị trĩ sau sinh thường không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc chủ quan, phát hiện và điều trị trĩ muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, một số biến chứng có thể xảy ra như:

  • Sa nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ phát triển quá lớn, chèn ép lên cơ vòng hậu môn, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy khó đi tiêu và đau đớn tột độ khi chạm vào búi trĩ.
trĩ sau sinh phải làm sao
Tỷ lệ sa nghẹt búi trĩ ở phụ nữ sau sinh là rất cao
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến việc co thắt hậu môn, gây khó khăn cho việc đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể.
  • Thiếu máu: Tình trạng này chỉ xảy ra khi trĩ đã ở giai đoạn nặng (thường là trĩ độ 4), ra máu nhiều và liên tục khiến cơ thể bị thiếu máu.
  • Viêm nhiễm/hoại tử búi trĩ: Khi các búi trĩ liên tục tiết dịch ra bên ngoài, kết hợp với quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, búi trĩ có thể bị viêm, dẫn đến lở loét hoặc thậm chí hoại tử.
  • Các bệnh phụ khoa: Do âm đạo và hậu môn ở nữ giới khá gần nhau nên vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng lây lan sang âm đạo. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ bị trĩ thường bị kèm theo hàng loạt các vấn đề phụ khoa.
phụ nữ sau sinh bị trĩ nên làm gì
Sau sinh, phụ nữ thường bị trĩ kèm nhiều vấn đề phụ khoa khác

IV. Trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Trĩ sau sinh có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, khi búi trĩ chưa bị sa ra ngoài và các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của trĩ mà quá trình điều trị có thể mất vài ngày đến vài tuần.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trĩ sau sinh cần phải được điều trị để ngăn ngừa các biến chứng.

V. Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Bệnh trĩ sau sinh thường được can thiệp cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp cần được sự trợ giúp từ y tế:

  • Bệnh trĩ sau sinh con không được cải thiện sau 7 ngày điều trị tại nhà
  • Bệnh trĩ tái phát
  • Chảy mủ từ búi trĩ
  • Trĩ kèm theo các triệu chứng (sốt, ớn lạnh, khó chịu)
  • Tình trạng bệnh trĩ ngày càng trầm trọng, ra máu nhiều hơn.

VI. Sau sinh bị trĩ phải làm sao?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Điều trị nội khoa: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng,…
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp trĩ nặng, gây đau đớn, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Để giải đáp câu hỏi sau sinh bị trĩ phải làm sao, dưới đây là một số gợi ý được nhiều chuyên gia khuyến nghị mà bạn có thể tham khảo:

6.1 Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và giúp búi trĩ co lại.

Bị trĩ sau sinh nên ăn gì:

  • Rau xanh và trái cây: Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Một số loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ bao gồm: rau ngót, mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, rau cải, chuối, táo, bưởi, cam,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt cũng là một nguồn chất xơ dồi dào. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen,…
  • Protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, bao gồm cả các mô ở vùng hậu môn. Một số loại thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
  • Uống đủ nước: Nước giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Phụ nữ sau sinh nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
bị trĩ sau sinh nên làm gì
Uống đủ nước và xây dựng chế độ ăn khoa học rất quan trọng đối với người bị trĩ

Bị trĩ sau sinh nên kiêng ăn gì:

  • Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng búi trĩ và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khiến phân cứng và khó đi, làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Thực phẩm nhiều đường: Thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Rượu bia, cà phê: Rượu bia, cà phê có thể làm giảm nhu động ruột và khiến táo bón trở nên trầm trọng hơn.

6.2 Thiết lập lối sống lành mạnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị trĩ sau sinh nên xây dựng những thói quen tốt, giúp búi trĩ nhanh chóng được cải thiện như:

  • Tắm bồn nước ấm: Việc ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm giúp tinh thần thư thái, sảng khoái và giảm cảm giác khó chịu do trĩ mang lại. Đồng thời, thực hiện tắm bồn nước ấm thường xuyên còn có tác dụng hỗ trợ co nhỏ búi trĩ. Người bệnh nên ngâm tối đa 15 phút/lần, tối đa từ 2 – 4 lần/ngày.
  • Ngâm hậu môn trong nước muối loãng: Nếu không có bồn tắm, bạn có thể ngâm hậu môn với nước muối loãng ấm cũng đem lại hiệu quả tương tự. Mỗi ngày, hãy chuẩn bị 100g muối cùng 3 lít nước ấm, hòa tan và ngâm hậu môn 30 phút/lần, ngày 3 lần.
  • Chườm nước đá muối: Sử dụng 20g muối trộn cùng 50ml nước rồi để trong ngăn đá tủ lạnh. Sau khi nước đông thành cục nước đá muối, người bệnh cần dùng khăn bao quanh cục nước đá muối đó rồi nhẹ nhàng chườm vào hậu môn, ngày 3 lần.
  • Chăm sóc da vùng trĩ: Sử dụng các sản phẩm kem bôi hỗ trợ dịu nhẹ, dùng được cho vùng da nhạy cảm, như CotriPro Gel, có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu do trĩ gây ra, đồng thời giúp dịu mát, săn se búi trĩ nhanh chóng.
trĩ sau sinh phải làm sao
Sử dụng các sản phẩm lành tính giúp búi trĩ nhanh chóng được cải thiện
  • Chườm lạnh: Để tối giản quy trình và giúp giảm sưng hiệu quả, bạn có thể sử dụng một vài viên đá (đã được bọc bằng khăn), sau đó chườm lên búi trĩ trong 15 phút mỗi ngày.
  • Vệ sinh đúng cách: Lựa chọn các loại giấy mềm, ẩm, lành tính để tránh kích ứng. Ngoài ra, đừng quên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau hậu môn!
  • Vận động cơ thể: Hãy bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, Kegels, tư thế tấm ván cao, nâng chân tại chỗ và tránh ngồi quá lâu trong 1 tư thế sẽ giúp tình trạng trĩ được cải thiện đáng kể.
  • Không nhịn đi vệ sinh: Bất cứ ai khi bị trĩ đều nên tập thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.

||Xem thêm: #5 Loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn lành tính

6.3 Dùng thuốc

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc trị trĩ để giảm tức thì các triệu chứng khó chịu. Tránh sử dụng các loại thuốc chưa được chỉ định hoặc không có hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia.

cách trị bệnh trĩ sau sinh
Phụ nữ bị trĩ sau sinh chỉ nên uống thuốc khi được chỉ định từ chuyên gia y tế

Ngoài ra, việc theo dõi, ghi chép và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu lạ hoặc bệnh tình trở nên nặng nề cũng rất quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị.

Nhìn chung, bị trĩ sau sinh không phải vấn đề quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại hoặc chủ quan mà sản phụ sau sinh thường chịu đựng, đến khi khám đã ở trong tình trạng nặng, phải phẫu thuật cắt trĩ.

Bài viết trên cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng hiểu rõ trĩ sau sinh phải làm sao. Đừng quên để lại bình luận hoặc gọi tới 1800 1293 nếu có bất kỳ câu hỏi cần giải đáp về trĩ và những phương pháp cải thiện trĩ an toàn, hiệu quả nhé!

||Tham khảo bài viết khác:



source https://cotripro.vn/benh-tri-sau-sinh-26656/

Phân biệt trĩ và sa trực tràng giống, khác nhau cực chuẩn

Trĩ và sa trực tràng là hai bệnh lý riêng biệt nhưng có nhiều dấu hiệu tương đối giống nhau. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt, dẫn đến lựa chọn sai phương pháp điều trị và gây ra những hậu quả nặng nề. Dưới đây là một số cách phân biệt phổ biến giữa sa trực tràng và trĩ, mời bạn tham khảo!

I. Phân biệt trĩ và sa trực tràng qua 5 yếu tố

Trĩ và sa trực tràng đều là những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai và người phải bê vác nặng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu xét theo hệ quy chiếu định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện,…. thì chúng lại có đôi phần khác biệt. Cụ thể:

1.1 Trĩ, sa trực tràng là gì?

Trĩ (Hemorrhoids) là bệnh mãn tính nằm bên trong hoặc ngoài hậu môn; được hình thành do sự phình đầy và sưng tĩnh mạch tại hậu môn hoặc xung quanh hậu môn.

Trong khi, sa trực tràng (Anal Fissure) là những vết thương, vết rạn nứt trong niêm mạc hậu môn.

Trĩ và sa trực tràng
Điểm khác biệt giữa sa trực tràng và trĩ

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân gây trĩ rất đa dạng, bao gồm táo bón, căng thẳng, thai kỳ, tăng áp lực trong hậu môn, v.v. Còn sa trực tràng là bệnh lý có thể được hình thành do căng thẳng trong hậu môn, tiêu chảy, táo bón,…

1.3 Triệu chứng

Khi bị trĩ, người bệnh thường có những dấu hiệu sau:

  • Sưng đau, ngứa ngáy vùng hậu môn
  • Chảy máu sau khi đi đại tiện hoặc vệ sinh hậu môn
  • Có cảm giác khó chịu, đầy (cộm) hậu môn
  • Nổi các khối u nhỏ trên và xung quanh hậu môn (đối với trĩ ngoại)
  • Di chuyển khó khăn
Trĩ và sa trực tràng
Người bị trĩ thường cảm thấy sưng, đau và ngứa ngáy vùng hậu môn, trong khi người bị sa trực tràng có xu hướng đi ngoài ra máu tươi

Khi bị sa trực tràng, người bệnh thường nhận thấy:

  • Đau, ngứa và dễ kích ứng quanh hậu môn
  • Có máu màu đỏ tươi lẫn trong phân sau khi đi đại tiện
  • Chán ăn, mệt mỏi

1.4 Thời gian kéo dài triệu chứng

Bệnh trĩ thường kéo dài trong thời gian dài, dễ tái phát và có thể trở thành tình trạng mãn tính.

Sa trực tràng là bệnh lý thường xuất hiện với các triệu chứng tương đối ngắn hạn (trong vài tuần). Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

1.5 Búi sa

Một yếu tố khác thường xuyên được áp dụng để phân biệt trĩ và sa trực tràng đó là búi sa. Theo đó, bề mặt khối sa của người bệnh trĩ chính là lớp niêm mạc, khá ngắn và được tạo từ một hay nhiều búi không đều.

Đối với bệnh sa trực tràng, khối sa là một phần hoặc toàn bộ trực tràng, dài và trong đều theo hình tròn đồng tâm. Đôi khi, khối sa có thể tiết rất nhiều dịch nhầy ẩm ướt.

Trĩ và sa trực tràng
Búi sa của bệnh nhân trĩ khác hoàn toàn so với búi sa của người bị sa trực tràng

⚠Lưu ý: 5 yếu tố được sử dụng để phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng phía trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn đang đối mặt với bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hậu môn – trực hàng, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách chính xác.

II. Trĩ và sa trực tràng có nguy hiểm không?

Trên thực tế, cả trĩ và sa trực tràng đều không quá nguy hiểm nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, chúng có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng của trĩ và sa trực tràng cần lưu ý:

Biến chứng bệnh trĩ Biến chứng bệnh sa trực tràng
 – Viêm loét búi trĩ, hoại tử

 – Trĩ tắc mạch

 – Thiếu máu

 – Sa nghẹt búi trĩ

 – Viêm đại tràng

 – Hư tổn niêm mạc đại tràng

 – Rối loạn tiêu hóa

 – Viêm hạ môn

 – Hình thành túi trực tràng

 – Ung thư đại tràng

III. Cách điều trị trĩ và sa trực tràng

Các phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng có thể khác nhau tùy vào mức độ và triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, được áp dụng cho cả trĩ và bệnh sa trực tràng:

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh

Để cải thiện tình trạng sa trực tràng và trĩ, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và áp dụng lối sống lành mạnh được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ (ví dụ: hạt lanh, khoai lang, cải brussels, ngũ cốc,…), đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết và duy trì việc tập thể dục đều đặn.

Trĩ và sa trực tràng
Cải thiện sa trực tràng và trĩ bằng lối sống lành mạnh là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả

Bởi, chất xơ và nước là yếu tố quan trọng, giúp duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc mắc bệnh trĩ và sa trực tràng, cũng như các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa.

Hơn nữa, vận động thường xuyên vừa giúp kích thích hoạt động ruột, cải thiện lưu thông máu, vừa có tác dụng giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân gây gia tăng triệu chứng trĩ và sa trực tràng.

3.2 Dùng thuốc điều trị

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sa trực tràng và trĩ, đây có thể là tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng là thuốc kích thích ruột nhẹ, chẳng hạn như: docusate sodium, natri picosulfate. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để giúp làm mềm phân và giảm táo bón, đồng thời hỗ trợ sự co bóp cơ trực tràng.

||Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ, để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn!

3.3 Phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc khi áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả tích cực, phẫu thuật có thể được xem là lựa chọn cuối cùng. Quá trình phẫu thuật này đòi hỏi được tiến hành ở cơ sở đáng tin cậy, bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, kỹ năng tốt và sử dụng trang thiết bị hiện đại.

Trĩ và sa trực tràng
Phẫu thuật chỉ được tiến hành khi mức độ bệnh đã quá nghiêm trọng

Như vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng nào phù hợp còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể. Hơn nữa, các phương pháp điều trị tại nhà thường chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện, không thể thay thế lộ trình điều trị của bác sĩ. Thế nên, việc tự điều trị không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt. 

Do đó, nếu được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh trĩ hoặc sa trực tràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Tóm lại, sa trực tràng và trĩ là hai bệnh lý khác nhau, và không quá nguy hiểm trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, nếu bị bỏ qua và không điều trị, chúng có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe bản thân, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ!

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về trĩ và sa trực tràng, đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ 1800 6293 để được giải đáp sớm nhất! 



source https://cotripro.vn/tri-va-sa-truc-trang-26643/

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

Bệnh trĩ khi mang thai có sinh thường được không? Cách trị

Bệnh trĩ khi mang thai thường khiến mẹ bầu khó chịu và căng thẳng. Cùng với đó, dưới sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi hormone trong đã khiến niêm mạc và búi trĩ phải chịu trọng tải lớn, dẫn đến nhiều triệu chứng trĩ đáng ghét, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và thể chất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 thông tin quan trọng, giúp mẹ bầu tự tin và trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn đặc biệt này.

I. Bệnh trĩ khi mang thai là gì?

Bệnh trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối – khi tử cung mở rộng và gây áp lực lớn lên tĩnh mạch. Lúc này, các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng của mẹ bầu sẽ có hiện tượng sưng phồng, chảy máu, gây nhiều đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh trĩ khi mang thai
Hầu hết các mẹ bầu thường bị trĩ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Đặc biệt, bệnh lý này có thể trở nên trầm trọng khi mẹ bầu phải dùng sức trong quá trình chuyển dạ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, thiếu máu, tăng nguy cơ viêm nhiễm,…

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, việc phát hiện các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp quá trình điều trị trĩ trở nên đơn giản, hiệu quả hơn. 

II. 5 Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai

Theo Ts, Bs Nguyễn Văn Hậu – Bác sĩ khám và điều trị trong lĩnh vực Ngoại hậu môn – trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ khi mang thai, dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến:

  • Áp lực từ tử cung: Khi thai nhi phát triển, tử cung mẹ bầu cũng sẽ giãn nở và lớn dần lên. Điều này vô tình tạo ra áp lực lên vùng xương chậu, trực tràng và các tĩnh mạch gần hậu môn; gây sưng, đau, khó chịu.
  • Tăng hormone: Trong giai đoạn mang thai, nồng độ Progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng nhanh đột biến khiến các thành mạch dễ bị sưng, làm chậm quá trình nhu động ruột, tăng nguy cơ táo bón – một trong những triệu chứng điển hình của trĩ.
  • Táo bón: Trung bình cứ khoảng 10 bà bầu sẽ có 4 người bị táo bón. Hơn nữa, mẹ bầu thường có xu hướng “rặn” khi đi đại tiện do táo bón kéo dài, dẫn đến nguy cơ bị trĩ.
  • Lạm dụng thuốc hoặc TPCN: Một số sản phẩm được bổ sung trong giai đoạn thai kỳ có thể gây tác dụng phụ táo bón. Do đó, việc sử dụng những sản phẩm này có thể làm tăng khả năng bị trĩ ở bà bầu trong quá trình mang thai.
  • Thể tích máu: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Theo đó, sự tăng thể tích máu nhanh chóng là một trong những thay đổi đáng chú ý. Dù có vai trò rất tốt cho sự phát triển của thai nhi thông qua hệ tuần hoàn mẹ – thai, song quá trình này cũng gây ra tác động tiêu cực cho hệ tĩnh mạch, khiến giãn tĩnh mạch và tăng nguy cơ bị trĩ.
nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai
Mẹ bầu bị trĩ trong quá trình mang thai thường do áp lực tử cung tăng đột ngột

⚠Lưu ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến và còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng trĩ khi mang thai mà chúng tôi chưa đề cập như: tăng cân, ngồi/đứng quá lâu,… Do đó, để giúp việc phòng ngừa và điều trị trĩ trở nên hiệu quả hơn, việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là chưa đủ, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh để nhận biết kịp thời và có hướng giải quyết tốt nhất.

III. Bà bầu thường bị trĩ vào lúc nào?

 – Mang thai 3 tháng đầu: Trong 3 tháng đầu,  khả năng thai phụ mắc bệnh trĩ thấp hơn các giai đoạn sau. Vì thời gian này cơ thể chưa có nhiều thay đổi.

 – Mang thái 3 tháng giữa: ở giai đoạn này, thai nhi có sự phát triển nhất định. Vì thế, thai có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Trong giai đoạn này, nếu thai phụ bị táo bón hoặc chế độ ăn uống bổ sung không đủ rau củ quả có thể dẫn tới bệnh trĩ.

 – Mang thai 3 tháng cuối: Bà bầu mắc trĩ trong 3 tháng cuối của thai kỳ khá phổ biến. Lúc này tử cung đã mở, gây áp lực lên tĩnh mạch làm sưng tĩnh mạch ở vùng hậu môn và hình thành búi trĩ.

IV. Biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai

Nếu mắc bệnh trĩ khi mang thai, mẹ bầu thường có các biểu hiện như: đi ngoài ra máu, ngứa rát hậu môn, sa búi trĩ, ngứa/đau hậu môn hoặc có cảm giác đại tiện chưa hết. Cụ thể:

  • Đi ngoài ra máu: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ khi mang thai là hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện (máu không lẫn vào phân và chảy ra cùng phân). Máu thường có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm.
nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai
Đi ngoài ra máu tươi – triệu chứng bệnh trĩ đầu tiên ở bà bầu
  • Ngứa rát hậu môn: Vùng hậu môn của mẹ bầu có thể bị ngứa ngáy, kích ứng do các búi trĩ liên tục sưng to và gây áp lực lên niêm mạc hậu môn.
  • Sa búi trĩ: Phần lớn mẹ bầu đều có thể cảm nhận được sự tồn tại của những búi trĩ đã bị sưng to và luôn có cảm giác chúng có thể rơi ra ngoài bất kỳ khi nào, nhất là khi đi đại tiện.
  • Đau rát hậu môn: Bệnh trĩ khiến vùng hậu môn mẹ bầu trở nên nhạy cảm và dễ gây cảm giác đau, khó chịu khi di chuyển.
  • Cảm giác đi đại tiện chưa hết: Do búi trĩ có thể tạo áp lực trong niêm mạc hậu môn nên mẹ bầu có thể cảm thấy chưa đào thải được hết phân ra ngoài.

Các triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể dần xuất hiện các biểu hiện lạ, mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa và thăm khám bác sĩ chuyên khoa; nhằm tìm hướng giải quyết đúng đắn, hiệu quả nhất.

biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai
Các cách nhận biết bệnh trĩ khi mang thai thường gặp

Mặt khác, để giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh, phần nội dung sau đây sẽ trình bày về 2 loại trĩ thường gặp nhất khi mang thai. Điều này rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều trị phù hợp; từ việc áp dụng các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu đến việc xử lý búi trĩ chuyên nghiệp thông qua sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.

V. Phân loại bệnh trĩ khi mang thai

Dựa vào vị trí, bệnh trĩ khi mang thai có thể chia làm 2 loại, đó là: trĩ nội (búi trĩ được hình thành trong trực tràng) và trĩ ngoại (búi trĩ hình thành ở lớp da gần hậu môn). Trong đó:

bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không
Phụ nữ dễ mắc trĩ trong quá trình mang bầu và sinh con
  • Bệnh trĩ nội khi mang thai là sự giãn tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng (trên đường lược), gây đau đớn và chảy máu. Tuy nhiên, do vị trí búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng nên thường khó nhìn thấy. Khi ở giai đoạn nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài, tự co lại hoặc phải dùng tay đẩy ngược vào trong sau mỗi lần đại tiện.
  • Bệnh trĩ ngoại khi mang thai là tình trạng phì đại các tĩnh mạch khu vực hậu môn. Búi trĩ có thể nằm ngay dưới hậu môn, dễ quan sát và sờ thấy được ngay cả khi có kích thước nhỏ. Trĩ ngoại khi mang thai thường gây đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu khi phải tiếp xúc với bề mặt quần áo, ghế ngồi,… Chưa hết, mức độ ngứa của mẹ bầu bị trĩ ngoại được đánh giá nghiêm trọng hơn mức độ ngứa của mẹ bầu bị trĩ nội. 

Phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và phân loại trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại) mà mẹ bầu cần áp dụng các hướng khác phụ khác nhau. Dưới đây là 9 cách điều trị trĩ khi mang thai hiệu quả – thường được áp dụng bởi các bệnh viện lớn – mà bạn có thể tham khảo.

VI. 9 cách điều trị bệnh trĩ ở bà bầu

Bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nhẹ sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Các trường hợp bị trĩ nặng hoặc đã tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ cân nhắc, lựa chọn các phương pháp an toàn nhất cho thai phụ. Theo đó, điển hình nhất là các phương pháp tập trung làm mềm phân, giảm sưng rát búi trĩ và khu vực hậu môn.

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc chống táo bón hoặc làm mềm phân như Docusate sodium, Polyethylene glycol, Psyllium husk,… sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu trong giai đoạn này. Chúng giúp mềm phân và đã được kiểm chứng là an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, hãy luôn cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra!
cách trị bệnh trĩ khi mang thai
Mẹ bầu có thể dùng thuốc làm mềm phân hoặc chống táo bón nhằm cải thiện tình trạng trĩ
  • Chế độ ăn giàu chất xơ: Việc tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, ngũ cốc và rau xanh có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên các tĩnh mạch trĩ một cách nhanh chóng
  • Luôn giữ cơ thể được hydrat hóa: Uống đủ nước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc làm mềm phân; từ đó giảm khả năng táo bón và ép lên trĩ.
  • Tập luyện và vận động: Một số bài tập và hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga dành cho bà bầu hoặc bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bị trĩ.

☛ Xem chi tiết: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên áp dụng một số phương pháp cải thiện, ngăn ngừa bệnh được khuyến nghị dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng và giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn:

  • Dùng giấy vệ sinh phù hợp: Khi bị trĩ, mẹ bầu nên ưu tiên chọn các loại giấy vệ sinh mềm mại, không chứa hóa chất để tránh làm tổn thương khu vực da hậu môn.
  • Sử dụng sản phẩm bổ trợ: Các loại phẩm kem bôi chứa thảo dược lành tính như CotriPro Gel rất thích hợp giúp mẹ bầu giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và đau rát do trĩ gây ra.
bệnh trĩ khi mang thai có sao không
Giảm ngứa ngáy, đau rát do trĩ bằng các sản phẩm bôi được chiết xuất từ tự nhiên
  • Ngâm hậu môn với nước muối pha loãng (ấm): Hòa tan 100gr muối và 3 lít nước ấm, sau đó ngâm hậu môn 30 phút, 3 lần/ngày.
  • Chườm nước đá muối: Pha loãng 20gr muối với 50ml nước lọc, sau đó chia nước vào từng khay rồi cấp đông trong ngăn đá tủ lạnh. Tiếp đó, hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch, bao quanh cuộc nước đá muối rồi nhẹ nhàng chườm hậu môn sau khi ngâm nước muối, 3 lần/ngày.
  • Không rặn khi đi đại tiện: Mẹ bầu cần tránh ngồi quá lâu hoặc rặn khi đi vệ sinh, bởi điều này có thể gây áp lực lên hậu môn, khiến bệnh trĩ ngày càng trở nên tồi tệ.

Tóm lại, các phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai thường tập trung chủ yếu vào việc dùng thuốc, tăng hàm lượng chất xơ, tập luyện thói quen đi vệ sinh đúng đắn.

VII. Biện pháp phòng ngừa bị trĩ khi mang thai

Có nhiều cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai mà các mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Tránh bị táo bón: thường xuyên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin từ rau xanh, củ quả tươi, trái mọng nước
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: phụ nữ mang thai cần cung cấp ít nhất 4 lít nước mỗi ngày mới đủ cho cả mẹ và em bé. Khuyến khích mẹ bầu nên uống nước ấm hơn là nước lạnh.
  • Tập đi vệ sinh đúng giờ: mẹ bầu nên hạn chế nhịn đi ngoài tránh gây táo bón, tránh ngồi quá lâu hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Nên vận động nhẹ, đi lại sau 30 phút để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Tập thói quen tốt: tránh bưng bê các vật nặng, tránh tăng cân quá nhiều vì gây áp lực lên trực tràng dễ gây trĩ.

VIII. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ khi mang thai

8.1 Bị trĩ khi mang thai nên ăn gì và kiêng gì?

– Thực phẩm bà bầu nên ăn:

Khi bị trĩ, bà bầu được khuyến cáo nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giúp nhuận tràng (rau đay, diếp cá, mồng tơi,…), đồ mát (củ sen, dưa chuột, mướp đắng,…), các loại trái cây tốt cho việc tiêu hóa (táo, bưởi, chuối,…) để giúp quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ và giúp búi trĩ bớt sưng, đau hoặc chảy máu.

bị trĩ khi mang thai nên ăn gì
Mẹ bầu nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng đa dạng, nhiều chất xơ và tránh các loại thực phẩm gây kích thích búi trĩ

– Thực phẩm bà bầu nên hạn chế:

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều chất béo và các loại đồ uống có cồn, ga, caffeine. Bởi, những thực phẩm này đều có nguy cơ gây áp lực lên trực tràng – hậu môn, làm tăng kích thước búi trĩ, từ đó khiến bệnh trĩ ngày càng nặng.

8.2 Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị bệnh trĩ trong quá trình mang thai thường không gây nguy hiểm và ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, các tác hại của bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tự ti, ảnh hưởng đến tâm trạng; từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. 

Do đó, khi xuất hiện triệu chứng và nghi bị trĩ, mẹ bầu nên đi khám và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

8.3 Bị trĩ khi mang thai có cần phẫu thuật không?

Thực tế, bác sĩ thường không chỉ định phẫu thuật cho bà bầu bị trĩ do tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, ví dụ: biến cố gây mê, nhiễm trùng, không cầm máu sau mổ, phản ứng thuốc sau phẫu thuật,…

Hơn nữa, theo ghi nhận, có tới hơn 90% trường hợp bà bầu bị trĩ tự khỏi hoàn toàn sau sinh mà không cần đến phẫu thuật. Trừ trường hợp bắt buộc phải xử lý búi trĩ trước hoặc sau sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc điều này kỹ lưỡng và tư vấn cho mẹ bầu.

8.4 Bà bầu bị trĩ có sinh thường được hay không?

Nhìn chung, bệnh trĩ không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sinh con. Vì vậy, thai phụ vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị trĩ từ cấp độ 3 trở nên (kích thước quá to) có thể cản trở việc sinh nở, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không
Phần lớn bà bầu bị trĩ vẫn có thể sinh thường

8.5 Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ gần như không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi đây là bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn và trực tràng, không tác động đến bộ phận sinh dục. Do đó, bệnh trĩ không tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, tâm trạng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, đặc biệt khi bị trĩ, có thể ảnh hưởng đến tinh thần, điều này cũng có thể không tốt đến thai nhi.

8.6 Cách làm co búi trĩ cho bà bầu

Có thể làm co búi trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc đắp nước muối ưu trương lên búi trĩ. Trong trường hợp búi trĩ sưng đau, bà bầu có thể ngâm hậu môn trong nước ấm từ 15-20 phút, ngâm nước ấm trước hoặc sau khi đi đại tiện. Nước ấm không chỉ làm dịu cơn đau mà còn giúp búi trĩ bớt kích ứng, giảm sưng. Với những búi trĩ ngoại, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đắp các loại thảo dược làm dịu cơn đau do búi trĩ.

Tóm lại, bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau sinh và hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà cần có những biện pháp điều trị phù hợp. Ngay khi cảm thấy ngứa, đau hoặc khó chịu vùng hậu môn, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra. 

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh trĩ khi mang thai, vui lòng để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp sớm nhất có thể!



source https://cotripro.vn/benh-tri-khi-mang-thai-26629/

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

Thuốc bôi trĩ của Nhật có tốt không? Loại nào tốt nhất

Thuốc bôi trĩ của Nhật được nhiều người tin dùng nhờ sự uy tín về chất lượng và tiên tiến trong nghiên cứu Y học. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể, việc tìm hiểu kỹ ưu – nhược điểm và tham khảo ý kiến của bác sĩ là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn 8 sản phẩm bôi trĩ của Nhật nổi tiếng, được nhiều người sử dụng.

I. 7 Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc bôi trĩ của Nhật

Trước khi tìm hiểu sâu về các loại thuốc bôi trĩ của Nhật, bạn cần để tâm tới một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhằm đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe để chắc chắn rằng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, xa tầm tay trẻ em.
  • Ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau khi uống thuốc
Thuốc bôi trĩ của nhật
Ngừng sử dụng thuốc nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau khi sử dụng
  • Kiểm tra hạn sử dụng
  • Không tự ý dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
  • Cân nhắc dùng thêm các sản phẩm gel bôi bổ trợ như CotriPro Gel để tăng cao hiệu quả điều trị.

II. Mách bạn 8 thuốc bôi trĩ của Nhật được ưa chuộng

Trong danh sách các sản phẩm trị trĩ trên thị trường, dưới đây là 8 loại thuốc bôi trĩ của Nhật Bản được đánh giá cao về hiệu quả thực tế.

2.1 Kem bôi trĩ chữ A của Nhật

Kem bôi trĩ chữ A là sản phẩm được bào chế dưới dạng gel trắng trong suốt, dễ thẩm thấu vào trong ống hậu môn và tác động lên búi trĩ. Được biết, mỗi tuýp kem chữ A đều chứa các thành phần tốt như: Allantoin, Vitamin E acetate, Lidocaine, Prednisolone acetate và các thành phần tá dược vừa đủ khác. Nhờ đó, tình trạng đau rát, ngứa ngáy được cải thiện một cách nhanh chóng chỉ sau khoảng 5 ngày sử dụng.

thuốc bôi trĩ chữ a của nhật
Kem chữ A của Nhật là sản phẩm bôi trĩ hiệu quả, ai cũng nên biết

||Chú ý: Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật chống chỉ định với người bị xung huyết búi trĩ và trẻ nhỏ dưới 15 tuổi.

2.2 Thuốc bôi trị trĩ của Nhật – Hemo Cure

Hemo Cure là sản phẩm nổi tiếng với công dụng vượt trội trong việc giảm ngứa, hỗ trợ cầm máu và phục hồi vết thương ở niêm mạc trực tràng. Được phát triển dựa trên các thành phần Allantoin, Herbal extract, Hydrocortisone và Lidocaine, Hemo Cure là sự lựa chọn đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả và an toàn cho vấn đề này.

Nên bôi Hemo Cure 2 lần/ngày vào sáng và tối sẽ giúp tình trạng búi trĩ cải thiện rõ rệt.

||Xem thêm: Viên đặt trĩ, #7 Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ tốt nhất

2.3 Thuốc bôi trĩ Borraginol M

Borraginol M là một trong số ít thuốc bôi trĩ của Nhật dùng được cho bà bầu và phụ nữ sau sinh. Sản phẩm này có 2 loại, bao gồm Borraginol M màu vàng và Borraginol M xanh.

Thuốc bôi trĩ Borraginol M
Thuốc bôi trĩ Borraginol M

Sản phẩm màu xanh được thiết kế với tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và sát trùng, trong khi sản phẩm màu vàng được bổ sung thêm tác dụng giảm sưng, cầm máu và làm dịu búi trĩ trong thời gian ngắn.

2.4 Kem bôi trĩ nội địa Nhật Posterisan Forte 

Posterisan Forte là loại kem bôi trĩ của Nhật nổi tiếng, được ưa chuộng tại thị trường nội địa. Nhờ có đa công dụng như: giảm viêm, tiêu sưng, hạn chế đỏ sát, loại bỏ ngứa ngáy, giảm đau, chống xuất huyết và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ, sản phẩm này đã nhanh chóng được thị trường Việt đón nhận và tin dùng.

thuốc bôi teo trĩ của nhật
Hãy thử dùng Posterisan Forte nếu muốn tình trạng trĩ ngoại được cải thiện rõ rệt

Tuy nhiên, phần lớn kem bôi trĩ Posterisan Forte đang được bày bán trên thị trường đều là hàng xách tay nên khó xác định nguồn gốc. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người bôi Posterisan Forte liên tục trong thời gian dài nhưng không mấy cải thiện.

2.5 Thuốc mỡ Kobayashi Oshiria trị trĩ

Thuốc bôi trĩ của nhật
Thuốc mỡ Kobayashi Oshiria trị trĩ

Tương tự Posterisan Forte, thuốc mỡ Kobayashi Oshiria cũng là sản phẩm trị trĩ được ưa chuộng tại Nhật và được nhập về Việt Nam chủ yếu qua đường xách tay. Được biết, sản phẩm vừa có công dụng giảm ngứa, tiêu sưng, vừa có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở khu vực hậu môn dành cho người bị trĩ nhẹ.

2.6 Gel bôi trị trĩ ZASSLE-AX của Nhật

Thuốc bôi trĩ của nhật
Gel bôi trị trĩ ZASSLE-AX của Nhật giúp dịu da, giảm ngứa và hỗ trợ co búi trĩ cấp tốc

Gel bôi trĩ ZASSLE không chỉ nổi tiếng ở Nhật mà còn khuấy đảo thị trường quốc tế trong thời gian dài. Có thể nói, đây là giải pháp hiệu quả, đẩy lùi tình trạng đau đớn, nóng rát, ngứa ngáy và hạn chế triệu chứng chảy máu khi đi vệ sinh trong thời gian ngắn. Nhờ đó, chỉ sau vài lần sử dụng Gel ZASSLE-AX, bạn đã có thể sinh hoạt hàng ngày một cách thoải mái hơn.

2.7 Thuốc bôi trĩ ngoại của Nhật – Taisho

Taisho là thuốc bôi trị trĩ ngoại của Nhật dựa trên nguyên tắc bảo tồn các mô, các tổ chức xung quanh khu vực trực tràng và hậu môn. Bên cạnh đó, nhờ được chiết xuất từ nhiều thành phần tốt như: tinh dầu bạc hà, Chlorhexidine hydrochloride, Hydrocortisone acetate, Lidocaine, Vitamin E acetate, Allantoin,… sản phẩm còn có tác dụng teo nhỏ búi trĩ, cải thiện lưu thông máu và tăng độ đàn hồi tĩnh mạch.

2.8 Thuốc mỡ G4 L

bôi trĩ của nhật
Thuốc mỡ G4 L – Kem bôi trĩ quốc dân của Nhật

Cuối cùng, không thể không nhắc đến G4 L – loại thuốc bôi của Nhật – có tác dụng làm dịu cơn đau, khắc phục tình trạng viêm cấp tốc, ngăn ngừa chảy máu và sa búi trĩ. Chính vì những công dụng tuyệt vời đó mà G4 L được đánh giá là loại thuốc xứng đáng là cái tên quan trọng trong tủ thuốc mỗi gia đình.

||Bạn có biết: #7 Loại thuốc trị bệnh trĩ của Mỹ (Bôi, Uống) tốt nhất hiện nay

III. Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi trị trĩ của Nhật

Để phát huy tối đa công dụng của thuốc trị trĩ, bạn có thể áp dụng 7 bước sau:

  • Bước 1: Dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm vệ sinh sạch sẽ hậu môn và vùng da lân cận.
  • Bước 2: Lấy khăn bông sạch, mềm để thấm khô vùng da vừa vệ sinh.
  • Bước 3: Rửa sạch tay bằng xà bông.
  • Bước 4: Mở nắp, bóp nhẹ tuýp thuốc để lấy một lượng vừa đủ như hạt đậu
  • Bước 5: Nếu là trĩ ngoại, hãy thoa nhẹ nhàng phần thuốc vừa lấy lên hậu môn. Nếu là trĩ nội, bạn có thể thụt ngón tay sâu vào bên trong hoặc sử dụng dụng cụ có đi kèm để bôi thuốc vào phần búi trĩ bên trong.
  • Bước 6: Đậy nắp tuýp thuốc và nằm thư giãn khoảng 10 phút để các dưỡng chất được thấm đều.
  • Bước 7: Kiên trì sử dụng với tần suất được khuyến nghị đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Cách sử dụng thuốc bôi trĩ của nhật
Cách sử dụng thuốc bôi trĩ của nhật

Tóm lại, trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Vì thế hãy nhanh chóng loại trừ chúng bằng 1 trong 8 loại thuốc bôi trĩ nổi tiếng của Nhật được đề cập qua bài viết trên.

Lưu ý, toàn bộ thông tin trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Do đó, đừng quên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc bôi trĩ của Nhật hay bất kỳ phương pháp trị trĩ nào khác!

||Tham khảo bài viết khác:



source https://cotripro.vn/thuoc-boi-tri-cua-nhat-26614/

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

Ăn gân bò chữa bệnh trĩ được không? hiệu quả như nào?

Cho đến nay, việc ăn gân bò chữa bệnh trĩ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Một số bệnh nhân cho rằng phương pháp này thực sự hiệu quả, trong khi một số khác lại phản bác và cho rằng đây chỉ là tin đồn nhảm nhí. Vậy thực hư vấn đề này ra sao, hãy cùng CotriPro tìm hiểu qua bài viết sau đây!

I. Ăn gân bò chữa bệnh trĩ được không?

Gân bò là phần nằm xen kẽ giữa những bắp thịt của con bò. Đây cũng là bộ phận được rất nhiều người yêu thích vì chứa nhiều dinh dưỡng, mềm giòn dễ ăn. Tuy nhiên, khi bị bệnh trĩ, nhiều người thường đắn đo, không biết bị trĩ ăn được gân bò không.

Ăn gân bò chữa bệnh trĩ
Theo dân gian, ăn gân bò thường xuyên sẽ giúp cải thiện búi trĩ một cách nhanh chóng

Trên thực tế, bệnh trĩ là một trong những bệnh liên quan đến trực tràng và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cách để kiểm soát bệnh như uống thuốc, thay đổi chế độ ăn uống hoặc chữa trĩ theo các mẹo dân gian. Do đó, ăn gân bò chữa bệnh trĩ là điều hoàn toàn có thể nhưng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để được hướng dẫn và đưa ra lời khuyên chính xác nhất dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

II. Tại sao gân bò giúp chữa bệnh trĩ?

Để lý giải vì sao ăn gân bò có thể chữa được bệnh trĩ, dưới đây là một số thành phần có thể đóng vai trò quan trọng, có lợi cho người bị trĩ như:

  • Collagen: Gân bò là nguồn cung cấp lượng lớn collagen – một loại protein giúp duy trì độ co giãn của các mao mạch và mô liên kết. Điều này có thể hỗ trợ người bệnh trong việc sưng tấy hoặc căng thẳng trong khu vực búi trĩ.
  • Chất xơ: Loại chất xơ hòa tan được tìm thấy trong gân bò có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện quá trình tiêu hóa, duy trì tình trạng mềm ẩm của phân, từ đó giảm nguy cơ táo bón và áp lực lên hậu môn.
  • Dưỡng chất cần thiết: Gân bò cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm vitamin, protein và khoáng chất như kẽm, magie, sắt,… Tất cả thành phần này đều có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.
Ăn gân bò chữa bệnh trĩ
Nhiều thành phần trong gân bò có tác dụng hỗ trợ chữa trĩ

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc ăn gân bò chữa trĩ chỉ có tác dụng bổ trợ, cần nhiều thời gian và không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Do đó, hãy thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe và đề xuất những biện pháp điều trị phù hợp nhất.

||Xem thêm: Rau má chữa bệnh trĩ? Hiệu quả chỉ sau 1 tuần sử dụng?

>>>Bạn có biết: #4 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

III. Mách bạn 6 cách ăn gân bò chữa bệnh trĩ

Dưới đây là một số cách chế biến gân bò thường được áp dụng với mục đích chữa bệnh trĩ được nhiều người tin dùng. Lưu ý, gân bò được sử dụng nên là loại tươi ngon, trắng hồng và không có mùi hôi. Ngoài ra, không chế biến gân bò cùng các gia vị cay nóng, dầu mỡ vì chúng sẽ tăng áp lực lên hệ tiêu hóa; từ đó dẫn đến khó tiêu và dễ gây táo bón.

Ăn gân bò chữa bệnh trĩ
Các món ăn thơm ngon từ gân bò dành riêng cho người bị trĩ
  1. Gân bò luộc: Dù đơn giản, nhưng gân bò luộc chấm cùng một chút muối vẫn là một món ăn được ưa chuộng, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
  2. Cháo gân bò: Việc chế biến gân bò thành cháo là một cách thưởng thức khá thú vị; vừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa, vừa cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.
  3. Gân bò hấp thảo mộc: Kết hợp gân bò cùng nhiều loại gia vị, thảo mộc tốt cho cơ thể sẽ tạo nên một món ăn thơm ngon, đậm đà mà vẫn dễ tiêu hóa.
  4. Canh gân bò rau củ: Canh là món ăn dễ tiêu hóa và cung cấp nước hiệu quả cho cơ thể. Do đó, nấu gân bò cùng các loại rau củ sẽ tạo ra một nồi canh ngon, giàu dinh dưỡng.
  5. Gân bò nướng: Món ăn này rất thích hợp với những người muốn tận hưởng hương vị gốc của gân bò. Tuy nhiên, nên nướng gân bò trong lá chuối để gia tăng mùi vị cho món ăn.
  6. Salad gân bò: Thái gân bò thành từng sợi nhỏ, trộn đều với các loại rau sống (đã rửa sạch), hạt và sốt salad sẽ tạo nên một bữa ăn đẹp mắt và giàu chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu.
  7. Gân bò hầm đu đủ: Món ăn này có tác dụng bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng, giảm táo bón.
  8. Gân bò hầm hạt sen: Món ăn này có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng, giúp giảm đau, viêm ở búi trĩ.
  9. Gân bò xào chua ngọt: Món ăn này có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp giảm táo bón.

Khi ăn gân bò chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ nên ăn gân bò 1-2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100-150 gram.
  • Không nên ăn gân bò quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Nên kết hợp với các biện pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

IV. Gợi ý các phương pháp hỗ trợ điều trị trĩ khác

Lạm dụng ăn gân bò chữa trĩ không những phản tác dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ béo phì, thừa cân và mắc các bệnh tim mạch. Vì thế, ngoài gân bò, người bệnh nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc kết hợp với các sản phẩm bổ trợ khác. Cụ thể:

  • Chế độ ăn uống: Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt là điều vô cùng quan trọng để cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp từ 1.8 – 2.2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự mềm mại của phân.
  • Tập thể dục: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội để cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên hậu môn.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc đặc trị thường được sử dụng để trị táo bón đó là Ex-Lax, Dulcolax, Docusate Sodium, MiraLAX,… Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên được thực hiện dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc.
  • Sử dụng kem bôi: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bôi giúp giảm triệu chứng đau và sưng do trĩ, điển hình phải kể đến CotriPro Gel, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng để cải thiện bệnh tình của mình. 
Ăn gân bò chữa bệnh trĩ
Sử dụng gel bôi chữa trĩ đang trở thành xu hướng phổ biến

Tóm lại, ăn gân bò có thể chữa bệnh trĩ nhưng cần ăn với liều lượng phù hợp và khoa học. Nếu ăn quá nhiều sẽ gia tăng nguy cơ béo phì cho người bệnh. Điều này vô tình gây áp lực lên vùng hậu môn trong quá trình đại tiện, khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ.

Do đó, khi có dấu hiệu của trĩ, bạn nên đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để nhận được lời khuyên và hướng dẫn chính xác nhất dựa trên tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến ăn gân bò chữa bệnh trĩ, vui lòng để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể!

||Tham khảo bài viết khác:



source https://cotripro.vn/an-gan-bo-chua-benh-tri-26598/

TOP 7 địa chỉ khám trĩ ở Đà Lạt uy tín, chất lượng

Trĩ là bệnh lý phổ biến ở hậu môn, gây nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Vậy ...